Mary Burlie Park

|

玛丽.伯利公园

|

Công Viên Mary Burlie

10465 97 St NW, Edmonton, AB

Mary Burlie Park is a tribute to the “Mother of Boyle Street,” human rights advocate, and tireless volunteer who served over 23 years at the Boyle Street Co-Op and eventually served as president of the Alberta Black Women’s Association. A strong organizer for ending poverty, Mary was defined by an unwavering belief in the resilience and strength of the human spirit.

Read in English

玛丽·伯利公园 (Mary Burlie Park) 是为了向“博伊尔街之母”致敬,她是人权倡导者和不知疲倦的志愿者,在博伊尔街合作社服务了 23 多年,并最终担任艾尔伯塔省黑人妇女协会主席。玛丽是消除贫困的强而有力的组织者,她对人类精神的韧性和力量有着坚定不移的信念。

读中文

Công viên Mary Burlie là nơi tưởng nhớ “Người Mẹ của Phố Boyle”, nhà hoạt động ủng hộ nhân quyền và tình nguyện viên không mệt mỏi, người đã phục vụ hơn 23 năm tại Boyle Street Co-Op và cuối cùng giữ chức chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ Da đen Alberta. Là một nhà tổ chức mạnh mẽ nhằm chấm dứt nghèo đói, Mary được biết tới vì niềm tin vững chắc vào sự kiên cường và sức mạnh tinh thần của con người của bà.

đọc tiếng việt

Mary Burlie was born on February 15, 1935, into a Southern Baptist family of 13 in Little Rock, Arkansas. Her father was a coal miner, and her mother was a domestic worker. She always thought her family could have been better growing up but  their basic needs were met, they had plenty to eat, and a roof over their heads.  It wasn’t until after her family moved from the South and migrated around the country looking for work that Mary discovered poverty and that, “we were poor. We had to be.  We were sharecroppers and miners.”

The day it hit home was when she walked into her first integrated school in Chicago.  She was only 12 but could see the difference between her new, formerly all-white school and her old all-black school. She went from a one-room school to one with 20 rooms. The textbooks were of better quality. She said the blackboards were new, and even the teachers were more encouraging. Her family moved several more times before finally settling in California, where Mary's father died. Mary quit school at 16 to help support her family.

She married her first husband, a U.S. Armed Forces test pilot, when she was 18. When he was killed in a military accident, Mary found herself a young widowed mother of four.  Mary said she spent a lot of time feeling sorry for herself after her husband died – until the day her mother got fed up with her wallowing in self-pity. She told Mary she had better shape up because she had four young children to care for. It was time she started looking after them because they were her responsibility, said her mother.

I thought my mother was the cruelest woman in the world. How could she say these things to me when my husband was dead? But she was right; I had to be strong for my children’s sake. I had to fight. I couldn’t let it get to me.

Mary then got a housekeeping job at a hospital. Later, she trained as a nurse’s aide.  She eventually met her second husband, John Burlie, a Canadian house mover, and they married in 1964. Five years later, they moved to Edmonton, his hometown.

Mary began volunteering in the U.S. She worked as a nurse’s aide in a clinic in Sacramento’s ghetto community, and as a family crisis outreach worker in a community center. Her interest in the inner city did not disappear when she arrived in Edmonton. 

Bored with staying home looking after the children, Mary told her husband she needed to do something. Her neighbour, Mrs. Larson, had seven children. “Everyone called her Babe, and she always seemed to be baking cookies,” Mary remembered.  “She had a big garden and always sent carrots, tomatoes, and other food home with kids. All kids were welcome at her house; she never made any distinctions. I said to her one day, ‘Babe, I’m so bored at home, I don’t know what to do,’ and Babe said, ‘I volunteer every Friday at the Bissell Centre. They always need help with the hot lunches. My husband, John, wasn’t enthused, but I told him, ‘Well, it’s serious. It’s either this or I get a job.’ ”

She put her son in the daycare at Bissell Centre and got to work. After a few weeks at the Bissell, she noticed a lot of activity at a building across the street. She went over and met Alice Hanson (Liberal MLA for the Boyle Street area), the director of the Boyle Street Co-op at the time. In 1972, Mary's volunteer journey took a new turn as she joined the Boyle Street Co-op, initially answering phones and supervising the drop-in. Her dedication and skills were soon recognized, and in 1973, she was hired as a family outreach worker. Mary's commitment to the Boyle Street Co-op spanned 23 years, during which she earned the title of the “Mother of Boyle Street,” a testament to her significant impact on the community. This title is honoured by the Burlie family today to share her story and the history of her work. 

To Mary, poverty was not just an economic status, it was part of a vicious cycle perpetuating itself from generation to generation.

Poverty is about the degradation, discrimination, isolation, and ignorance that traps people in the cycle. Poverty prevents people from taking control over their lives and imprisons them in a system which blames them or their situation.

In her later years, Mary's focus shifted towards a new mission–educating people about the inner city and the myriad barriers that hindered escape from poverty. She firmly believed in the potential of every individual to break free from the cycle of poverty, given the proper support and, crucially, time. This unwavering belief in the resilience and strength of the human spirit was the cornerstone of her work.

In 1982, along with colleague Trudy Richardson, Mary went to Peru to visit groups of women in poor areas who got together to run soup kitchens. Women brought what little food they had to make soup so the families would have a hot meal. When she returned, Mary told these courageous women's stories to church groups and others working for justice and peace. Later, she volunteered with Change for Children, a group that supports children and their communities through self-help projects in Brazil, Nicaragua, El Salvador, and other countries.

Mary Burlie was president of Change for Children from 1984 to 1990, raising funds, educating Canadians, and hosting visitors from different countries. “Exciting things were happening.  We learned much about what was happening worldwide, what kept people poor and how people organized to stop injustice.” Additionally, Mary was president of the Alberta Black Women’s Association from 1986 to 1991. During this time, she was also a foster parent to several children.

In October of 1985, Mary Burlie was diagnosed with lung cancer.  She was told she would live only 6-18 months. Once radiation treatment was finished, Mary went back to the Co-op a few days a week. She tired easily but did not feel pain. “When I got so sick that I couldn’t go in, it felt like I had been shut off from the outside world…If I can put one foot before the other, I will try to get there.

On January 20, 1996, 160 friends, family, colleagues, clients, and community members gathered for a tribute. “She’s a woman with incredible strength,” said Hope Hunter, executive director of the Boyle Street Co-op. “I think when you have a clear vision, explicit beliefs, and a lot of people in your life, you can be a very strong person.

Mary Burlie died in July of 1996. Her cubbyhole at the Boyle Street Co-op was lined with tributes won over the years for her work in the inner city. There were awards from the Canadian Council for Inner City Education (1986), YMCA Tribute to Women (1989), Grant MacE wan Community College (1992), and the National Black Coalition (1990). 

The one thing that Mary regretted in her life was quitting high school and failing to get a university degree. “If I had to do it over again, I would because, with a degree, you have a voice. I think you have a more powerful voice,” said the woman battling poverty in Edmonton’s inner city since the early ‘70s. Her legacy to her children, grandchildren, family, and colleagues was one of hope.

In August 1999, in recognition of her tremendous contribution to the community, the Community Services Department submitted an application requesting the naming of the parkland legally described as the west portion of Block 14A, Plan 5191NY, located at 10465 - 97 Street in the McCauley Neighbourhood, as “Mary Burlie Park.” This application was formally supported in a Names Advisory Committee meeting the next day.

Written by Tanika Burlie, April 2023

Back to the map

玛丽·伯利 (Mary Burlie) 在 1935 年 2 月 15 日出生于阿肯萨斯州小石城的一个浸信教家庭,家里一共有 13 口人。她的父亲是一名煤矿工人,母亲是一名家庭佣工。她一直认为她的家人可以更好地成长,只要他们的基本需求得到了满足,他们有足够的食物,有一个栖身之所。直到她的家人从南方搬到全国各地寻找工作后,玛丽才发现贫困,并且“我们很穷。我们必须如此。我们是佃农和矿工。”

当她走进芝加哥的第一所综合学校时,这一想法触动了她的心。当时她只有 12 岁,但可以看到她的新学校、以前的全白人学校和她原来的全黑人学校之间的区别。她从一所只有一间教室的学校变成了一所拥有 20 间教室的学校。教科书的质量更好。她说黑板是新的,连老师都比较鼓励。她的家人又搬了几次家,最后定居在加利福尼亚州,玛丽的父亲在那里去世了。玛丽 16 岁时便得辍学以帮助养家糊口。

18 岁时,她嫁给了她的第一任丈夫,一名美国武装部队试飞员。当他在一次军事事故中丧生后,玛丽发现自己成为了四个孩子的年轻寡妇。玛丽说,丈夫去世后,她花了很多时间为自己感到难过,直到有一天,她的母亲厌倦了她的自怜。她告诉玛丽,她最好保持健康,因为她有四个年幼的孩子需要她照顾。她的母亲说,现在是她开始照顾他们的时候了,因为他们是她的责任。

“我认为我的母亲是世界上最残忍的女人。我丈夫死了,她怎么能对我说这些话呢?但她是对的;为了孩子,我必须坚强。我必须战斗。我不能让它影响到我。”

玛丽随后在一家医院找到了一份家政工作。后来,她接受了护士助理的培训。她最终遇到了她的第二任丈夫约翰·伯利(John Burlie),他是一个加拿大搬家工人,他们于 1964年结婚。五年后,他们搬到了他的家乡埃德蒙顿市。

玛丽曾经在美国做志愿者。她在萨克拉门图贫民窟社区的一家诊所担任护士助理,并在社区中心担任家庭危机外展工作人员。当她到达埃德蒙顿市后,她对内城的兴趣并没有消失。

玛丽厌倦了呆在家里照顾孩子,她告诉丈夫她需要做点什么。她的邻居拉尔森夫人有七个孩子。 “每个人都叫她宝贝,她似乎总是在烤饼干,”玛丽回忆道。 “她有一个大花园,总是给孩子们送胡萝卜、西红柿和其他食物回家。她家欢迎所有的孩子;她从不做任何区分。有一天我对她说,‘宝贝,我在家很无聊,我不知道该做什么,’宝贝说,‘我每周五都在比塞尔中心做志愿者。他们准备热午餐总是需要额外帮助。我的丈夫约翰并不热心,但我告诉他,‘好吧,这件事情是很严重。要么就是这个,要么我就去找份工作。’”

她把儿子送到比塞尔的日托所,然后开始工作。在比塞尔中心呆了几周后,她注意到街对面的一座大楼里有很多活动。她走过去遇到了当时博伊尔街合作社的主任爱丽丝·汉森(博伊尔地区的自由派议员)。 1972 年,玛丽的志愿者之旅出现了新的转折,她加入了博伊尔街合作社,最初是接听电话并监督登门拜访。她的奉献精神和技能很快得到认可,并于 1973 年被聘为家庭外展工作者。玛丽对博伊尔街合作社的承诺长达 23 年,在此期间,她赢得了“博伊尔街之母”的称号,这证明了她对社区的重大影响。今天伯利家人为这个荣誉而感到骄傲,他们很高兴能分享玛丽的故事和她为社区所贡献的历史。

对玛丽来说,贫困不仅仅是一种经济状况,它是代代相传的恶性循环的一部分。

“贫困是指使人们陷入恶性循环的退化、歧视、孤立和无知。贫困使人们无法掌控自己的生活,并将他们囚禁在一个指责他们或他们的处境的体系中。”

在她的晚年,玛丽的注意力转向了一个新的使命——教育人们了解内城和阻碍摆脱贫困的无数障碍。她坚信,只要给予适当的支持,尤其是时间,每个人都有摆脱贫困循环的潜力。这种对人类精神的韧性和力量的坚定信念是她工作的基石。

1982 年,玛丽与同事特珠迪·瑞查森 (Trudy Richardson) 一起前往秘鲁,拜访贫困地区的一群妇女,她们聚集在一起经营施食所。妇女们带来了她们仅有的一点食物来煮汤,这样一家人就可以吃上热饭了。回来后,玛丽向教会团体和其他致力于正义与和平的人讲述了这些勇敢的女性的故事。后来,她在 Change for Children 担任志愿者,该组织通过巴西、尼加拉瓜、萨尔瓦多和其他国家的自助项目为儿童及其社区提供支持。

1984 年至 1990 年间,玛丽·伯利 (Mary Burlie) 担任 Change for Children 组织的主席,负责筹集资金、教育加拿大人并接待来自不同国家的访客。 “令人兴奋的事情正在发生。我们了解到很多关于世界各地正在发生的事情、是什么让人们陷入贫困以及人们如何组织起来制止不公正现象。”此外,玛丽于 1986 年至 1991 年间担任艾尔伯塔省黑人妇女协会主席。在此期间,她还是几个孩子的养母。

1985 年 10 月,玛丽·伯利 (Mary Burlie) 被诊断出患有肺癌。她被告知她只能活 6 至 18个月。放射治疗结束后,玛丽每周有几天回到合作社。她很容易感到疲倦,但并不感到疼痛。 “当我病得很重而无法进去时,感觉就像我与外界隔绝了……如果我能先迈一步,我就会尽力到达那里。”

1996 年 1 月 20 日,160 家人、同事、朋友、案主和社区成员聚集在一起悼念。 “她是一位拥有令人难以置信的力量的女性,”博伊尔街合作社执行董事霍普·亨特 (Hope Hunter) 说。 “我认为,当你有清晰的愿景、明确的信念,并且生活中有很多人时,你就能成为一个非常坚强的人。”

玛丽·伯利 (Mary Burlie) 于 1996 年 7 月去世。她位于博伊尔街合作社 (Boyle Street Co-op) 的小隔间里摆满了多年来为她在内城区所做的工作而赢得的致敬。曾获得加拿大内城教育委员会(1986年)、基督教青年会女性致敬奖(1989年)、格兰特麦克尤恩社区学院(1992年)和全国黑人联盟(1990年)颁发的奖项。

玛丽一生遗憾的一件事是高中退学,未能获得大学学位。 “如果我必须重来一次,我会这么做,因为有了学位,你就有了发言权。我认为你的声音更有力。”这位自 70 年代初以来在埃德蒙顿市中心与贫困作斗争的女士说道。她留给孩子、孙子、家人和同事的遗产是希望。

1999 年 8 月,为了表彰她对社区的巨大贡献,社区服务部提交了一份申请,要求将公园用地合法命名为 5191NY 规划第 14A 街区的西部分,位于麦考利社区 10465 - 97 街,名为“玛丽·伯利公园”。该申请在第二天的地名咨询委员会会议上得到了正式支持。

返回地图

Mary Burlie sinh ngày 15 tháng 2 năm 1935, trong một gia đình Baptist miền Nam gồm 13 người ở Little Rock, Arkansas. Cha bà là thợ khai thác than, còn mẹ bà là một người nội trợ. Khi nhỏ bà luôn nghĩ rằng gia đình mình có thể khấm khá hơn nhưng dù sao những nhu cầu cơ bản của họ vẫn được đáp ứng, họ có đủ thức ăn và một mái nhà che mưa nắng. Mãi cho đến sau khi gia đình bà chuyển đi khỏi miền Nam và di cư khắp đất nước để tìm việc làm, Mary mới nhận ra ra cảnh nghèo và “Chúng tôi nghèo. Chúng tôi chắc chắn là nghèo. Chúng tôi là những tá điền và thợ mỏ.”

Ngày mà bà nhận ra thực tại nghiệt ngã là khi bà bước vào ngôi trường hòa nhập đầu tiên ở Chicago. Lúc đó bà chỉ mới 12 tuổi nhưng đã có thể nhận ra sự khác biệt giữa ngôi trường mới khi mà trước đây toàn người da trắng theo học và ngôi trường cũ toàn người da đen. Bà chuyển từ trường học chỉ có một phòng sang trường có 20 phòng. Sách giáo khoa có chất lượng tốt hơn. Bà kể rằng bảng đen còn mới và ngay cả giáo viên cũng động viên khích lệ hơn. Gia đình bà đã chuyển nhà thêm nhiều lần nữa trước khi định cư ở California, nơi cha của Mary qua đời. Mary nghỉ học năm 16 tuổi để phụ giúp gia đình.

Bà kết hôn với người chồng đầu tiên của mình, một phi công thử nghiệm của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, khi bà 18 tuổi. Khi chồng thiệt mạng trong một vụ tai nạn quân sự, Mary lâm vào cảnh trở thành một bà mẹ trẻ góa chồng với bốn đứa con. Mary cho biết bà đã dành rất nhiều thời gian tự thương hại bản thân sau khi chồng qua đời – cho đến ngày mẹ bà đã quá chán ngán việc bà đắm mình trong sự tủi thân. Mẹ bà nói với Mary rằng bà ấy nên xốc lại tinh thần vì bà còn bốn đứa con nhỏ cần chăm sóc. Mẹ bà nói rằng đã đến lúc bà bắt đầu chăm sóc chúng vì chúng là trách nhiệm của bà.

“Tôi nghĩ mẹ tôi là người phụ nữ cay nghiệt nhất trên đời. Làm sao bà ấy có thể nói những điều này với tôi khi chồng tôi đã chết? Nhưng bà ấy đã đúng; Tôi phải mạnh mẽ lên vì các con tôi. Tôi đã phải chiến đấu. Tôi không thể để nó ảnh hưởng đến mình được.”

Mary sau đó nhận được công việc dọn phòng tại một bệnh viện. Sau đó, bà được đào tạo thành trợ lý y tá. Cuối cùng, bà gặp người chồng thứ hai, John Burlie, một người Canada làm nghề dịch vụ chuyển nhà, và họ kết hôn vào năm 1964. Năm năm sau, họ chuyển đến Edmonton, quê hương của ông.

Mary đã bắt đầu làm tình nguyện viên ở Mỹ. Bà đã làm trợ lý y tá tại một phòng khám trong cộng đồng khu ổ chuột ở Sacramento và là nhân viên tiếp cận khủng hoảng gia đình tại một trung tâm cộng đồng. Sự quan tâm của bà đối với nội thành không hề biến mất khi bà đến Edmonton. 

Chán việc chỉ ở nhà chăm con, Mary nói với chồng rằng bà cần phải làm gì đó. Hàng xóm của bà, bà Larson, có bảy người con. Mary nhớ lại: “Mọi người gọi bà ấy là “cưng", và bà ấy dường như luôn nướng bánh quy. “Bà ấy có một khu vườn rộng và luôn gửi cà rốt, cà chua và các thực phẩm khác cho bọn trẻ mang về nhà. Tất cả trẻ em đều được chào đón tại nhà bà ấy; bà ấy không bao giờ có bất kỳ sự phân biệt nào. Một ngày nọ, tôi nói với bà ấy, “Này cưng, ở nhà chán quá, tôi không biết phải làm gì’ và bà ấy nói, “Tôi đi làm tình nguyện vào thứ Sáu hàng tuần tại Trung tâm Bissell. Họ luôn cần giúp đỡ với việc phục vụ bữa ăn trưa. Chồng tôi, John, không hào hứng lắm, nhưng tôi nói với ông ấy, “Ôi dào, em nghiêm túc đấy. Hoặc là thế này hoặc là em sẽ kiếm việc làm.”

Bà gửi con trai mình vào nhà trẻ ở Bissell và đi làm. Sau vài tuần ở Bissell, bà nhận thấy có rất nhiều hoạt động ở tòa nhà bên kia đường. Bà đã đi qua và gặp Alice Hanson (Thành viên Dân chủ của Hội đồng Lập pháp của khu vực Boyle), giám đốc của Boyle Street Co-op vào thời điểm đó. Năm 1972, hành trình tình nguyện của Mary rẽ sang một hướng mới khi bà gia nhập Boyle Street Co-op, ban đầu là trả lời điện thoại và giám sát những ca khách không đặt hẹn. Sự cống hiến và kỹ năng của bà sớm được công nhận, và vào năm 1973, bà được thuê làm nhân viên tiếp cận gia đình. Sự tận tuỵ của Mary với Boyle Street Co-op kéo dài 23 năm, trong thời gian đó bà đã được tặng danh hiệu “Người Mẹ của Phố Boyle”, một minh chứng cho ảnh hưởng đáng kể của bà đối với cộng đồng. Ngày nay danh hiệu này vẫn được gia đình Burlie tôn trọng và dùng nó để chia sẻ câu chuyện về cuộc đời bà và lịch sử đằng sau những công việc bà đã làm.

 Đối với Mary, nghèo đói không chỉ là một tình trạng kinh tế mà nó còn là một phần của vòng luẩn quẩn kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 “Nghèo đói là sự suy thoái, phân biệt đối xử, cô lập và thiếu hiểu biết khiến con người mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn. Nghèo đói ngăn mọi người khỏi việc kiểm soát cuộc sống của họ và giam cầm họ trong một hệ thống đổ lỗi cho bản thân hoặc hoàn cảnh của họ.”

Trong những năm cuối đời, trọng tâm của Mary chuyển sang một sứ mệnh mới – giáo dục mọi người về nội thành và vô số rào cản cản trở việc thoát nghèo. Bà tin tưởng chắc chắn vào tiềm năng thoát khỏi vòng lặp nghèo đói của mỗi cá nhân nếu họ có được sự hỗ trợ thích hợp và quan trọng nhất là thời gian. Niềm tin vững chắc vào sự kiên cường và sức mạnh tinh thần của con người đóng vai trò nền tảng trong công việc của bà.

Năm 1982, cùng với đồng nghiệp Trudy Richardson, Mary đến Peru để thăm các nhóm phụ nữ ở khu vực nghèo đói đã hợp lại cùng nhau để mở ra những bếp ăn tình thượng. Những người phụ nữ này gom góp tất cả những đồ ăn ít ỏi họ có để nấu thành một món súp để các hộ gia đình nghèo có một bữa ăn nóng. Khi trở về, Mary kể những câu chuyện của những người phụ nữ ngoan cường này cho các cộng đoàn nhà thờ và những ai đang hoạt động vì công lý và hòa bình.  Sau đó, bà tham gia làm tình nguyện cho dự án Change for Children (tạm dịch: Thay đổi vì Trẻ em), một nhóm hỗ trợ trẻ em và cộng đồng của chúng thông qua các dự án tự vượt khó ở Brazil, Nicaragua, El Salvador và các quốc gia khác.

Mary Burlie là chủ tịch của tổ chức Change for Children từ năm 1984 đến năm 1990, với vai trò gây quỹ, giáo dục người Canada, và đón tiếp những phái đoàn từ các quốc gia khác nhau. “Những điều thú vị đã xảy ra. Chúng tôi đã học được nhiều điều về những gì đang xảy ra trên toàn cầu, điều gì khiến người dân nghèo khổ và cách mọi người tổ chức để ngăn chặn sự bất công.” Ngoài ra, Mary còn là chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ Da đen Alberta từ năm 1986 đến năm 1991. Trong thời gian này, bà cũng nhận nuôi những đứa trẻ cơ nhỡ. 

Vào tháng 10 năm 1985, Mary Burlie được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Bác sĩ bảo rằng bà sẽ chỉ sống được 6-18 tháng. Sau khi xạ trị xong, Mary quay lại Boyle Street Co-op vài ngày một tuần. Bà dễ bị mệt nhưng không cảm thấy đau. “Khi triệu chứng nặng đến mức không thể tới chỗ làm, tôi có cảm giác như bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài…Nếu có thể lê chân bước từng bước một thôi, tôi cũng sẽ cố gắng đến đó.”

Vào ngày 20 tháng 1 năm 1996, 160 người gồm bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, khách hàng và thành viên cộng đồng đã tụ tập để làm lễ tưởng niệm bà. Hope Hunter, giám đốc điều hành của Boyle Street Co-op cho biết: “Bà ấy là một người phụ nữ có sức mạnh phi thường.”, và “Tôi nghĩ khi bạn có tầm nhìn rõ ràng, niềm tin rõ ràng và có nhiều người hỗ trợ trong cuộc sống, bạn có thể trở thành một người rất mạnh mẽ.”

Mary Burlie qua đời vào tháng 7 năm 1996. Góc làm việc nhỏ của bà tại Boyle Street Co-op phủ đầy những lời tri ân dành cho bà để cảm tạ nhiều năm đóng góp trong công việc của bà cho nội thành.  Bà được trao tặng các giải thưởng từ Hội đồng Giáo dục Nội thành Canada (1986), Giải thưởng Tri Ân Phụ Nữ của Liên Đoàn YMCA (1989), Trường Cao đẳng Cộng đồng Grant MacEwan (1992) và Liên minh Người Da đen toàn quốc (1990).

Điều duy nhất Mary tiếc nuối trong đời là bỏ học từ cấp ba và không lấy được bằng đại học. “Nếu được làm lại từ đầu, tôi sẽ bắt đầu lại để có bằng cấp vì với bằng cấp, bạn có tiếng nói. Tôi nghĩ bạn sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn”, người phụ nữ đã và luôn chiến đấu với đói nghèo ở nội thành Edmonton kể từ đầu những năm 70 cho biết. Di sản của bà để lại cho con cháu, gia đình và đồng nghiệp là những niềm hy vọng.

Vào tháng 8 năm 1999, để ghi nhận sự đóng góp to lớn của bà cho cộng đồng, Bộ Công Ích đã nộp đơn yêu cầu đặt tên cho khu đất công viên theo luật pháp quy định là khu phía tây của Lô 14A, Kế hoạch 5191NY, tọa lạc tại số 10465 Đường 97 trong khu McCauley, là “Công viên Mary Burlie.” Đơn yêu cầu này đã được đồng ý thông qua trong cuộc họp của Ủy ban Cố vấn Đặt tên vào ngày hôm sau.

quay lại bản đồ