King Noodle House Pho Hoang

|

霸王牛肉粉餐馆

|

King Noodle House - Phở Hoàng

10613 97 St NW, Edmonton, AB

King Noodle House Pho Hoang has been in business since 1995–making it one of the longest-running Vietnamese restaurants in Edmonton. The restaurant is known for two things: their delicious pho, considered to be some of the best in the city, along with “Moustache Man,” one of the owners and quite a character. 

Read in English

霸王牛肉粉餐馆(King Noodle House Pho Hoang) 自 1995 年开始营业,成为埃德蒙顿市经营时间最长的越南餐厅之一。这家餐厅以两件事而闻名:他们美味的河粉,被认为是城里最好的河粉之一,还有“小胡子”,他是店主之一,很有个性。

读中文

King Noodle House - Phở Hoàng đã kinh doanh từ năm 1995, là một trong những nhà hàng Việt Nam mở cửa lâu đời nhất ở Edmonton. Tiệm này được biết đến với hai điều: món phở tuyệt ngon, được coi là một trong những tiệm phở ngon nhất thành phố, cùng với “Ông Ria Mép”, một trong những người chủ và cũng là một nhân vật khá cá tính.

đọc tiếng việt

King Noodle House Pho Hoang has been in business since 1995–making it one of the longest-running Vietnamese restaurants in Edmonton. An institution, they have been proudly located in Chinatown since 2006.  

The restaurant is known for two things: their delicious pho, considered to be some of the best in the city, along with “Moustache Man,” one of the owners and quite a character. Regulars will know that Moustache Man is a little grumpy, doesn’t really want you to overstay your welcome, and will probably walk away after dropping off your soup before you get a chance to ask for something else. 

Unlike most Vietnamese restaurants in the city, at King Noodle House you’ll really only find bowls of pho on the menu. While this doesn’t represent the full breadth of delicious Vietnamese cuisine, they focus on pho (pronounced more like “fuh?” with a question mark, rather than “fo” which is more Westernized), because it’s their specialty. Focus on what you’re really good at, right?

The King Noodle House broth recipe has been passed down three generations. The tradition started with the owner, Tan Hoang’s, grandparents who lived in Hanoi in northern Vietnam, the Capital of the Southeast Asian country and the birthplace of pho. This skill was then passed down to Hoang’s mother, who was serving pho for breakfast patrons in District 11 of then Saigon (now Ho Chi Minh City), with Hoang helping serve tables in his early 20s before opening his own pho restaurant after immigrating to Edmonton in the early 1990s.

It’s worth noting that there are numerous pho restaurants in Chinatown. This includes one that opened just before King Noodle—the famous Phở Tàu Bay Restaurant (10660 98 St NW). They started serving pho in 1993 and similar to King Noodle, really only serves pho, their specialty. Also like King Noodle, Phở Tàu Bay is often in such high demand that they would often run out of broth early in the day. This necessitated the creation of an early 2000s website started by patrons called Is Tau Bay Open? which would famously report whether the family-owned soup shop was open or not.

CÔ CHÍN SAIGON (10632 100 St NW) is a newer Vietnamese restaurant in Chinatown–opened in 2021–with younger owners. They are popular for offering a variety of Vietnamese specialty items that rotate depending on the day you visit. This creates a good incentive to visit multiple times a week, or on a different day each week, to try something new! They also make traditional foods you can order for pickup during the Vietnamese Lunar New Year (Tết) celebration each year. 

If you come by King Noodle House outside of business hours, you may notice the brightly coloured artwork on the front shutters. This piece was created by Angela Poon and Quinton Wong of Studio 5341, in partnership with the Chinatown Transformation Collective (CTC), as part of efforts to uplift the neighbourhood. The CTC’s vision for this project was to paint the many shutters or blank spaces in Chinatown with the same colour scheme so it looks cohesive, while also allowing each piece to have artwork that helped represent the building or business. 

The concept of the design you see on the King Noodle House shutters was inspired by the strong foundations laid in Chinatown. Poon explains that it represents the idea of “brickwork" transforming itself to tiles. Stencils of tiles were spray-painted onto the shutters in various colours. Symbols chosen in collaboration with the business were then added–in this case, lotus flower (Vietnam’s national flower), and bowls of pho, along with other lines/curves.

King Noodle House was the first shutter to be transformed as part of this project and the hope is that it will be applied to more businesses in Chinatown going forward. 

Depending on when this map is referenced, King Noodle House Pho Hoang may not exist anymore in Chinatown, as my parents look to retire. Or maybe it will exist under new ownership.

I struggle with this closure because growing up working in the restaurant, I always wondered if I would take over the restaurant myself. It’s not something I wouldn’t do—it’s just more about timing. They want to retire now and I don’t want to take over the restaurant right now—nor do my siblings. It’s not lost on me the irony of calling on others to start something special in Chinatown when my own family is looking to wrap up our story here.

I hope whether it’s my parents, someone else, or something new, that this building and its business continues to play a role in attracting people to the neighbourhood.

Back to the map

霸王牛肉粉餐馆(King Noodle House Pho Hoang) 自 1995 年开始营业,成为埃德蒙顿市经营时间最长的越南餐厅之一。自 2006 年以来,他们一直自豪地位于唐人街。

这家餐厅以两件事而闻名:他们美味的河粉,被认为是城里最好的河粉之一,还有“小胡子”,他是店主之一,很有个性。常客会知道,小胡子脾气有点暴躁,他并不希望你在店内待得太久,而且可能会在你喝完汤后,在你有机会要别的东西之前他就已经走开了。

与城里大多数越南餐馆不同,在霸王牛肉粉餐馆,您实际上只能在菜单上找到几种不同的河粉。虽然这并不能代表越南美食的全部,但他们专注于河粉(发音更像带问号的“fuh?”,而不是英语的“fo”),因为这是他们的特色菜。专注于你真正擅长的事情,对吗?

王霸王牛肉粉的汤底配方已经传承了三代。这一传统始于店主 Tan Hoang 的祖父母,他们住在越南北部的河内,河内是北越的首都,也是河粉的诞生地。这项技能后来传给了 Hoang 的母亲,她在当时的西贡(现在的胡志明市)第 11 区为早餐顾客提供河粉,Hoang 在 20 岁出头时已开始当服务员,然后在90年代初移民到埃德蒙顿市,之后开设了自己的河粉餐馆。

值得注意的是,唐人街有很多河粉店。其中包括一家在 霸王牛肉粉餐馆之前开业的著名餐厅 Phở Tàu Bay Restaurant。他们于 1993 年开始提供河粉,与 霸王牛肉粉餐馆 类似,实际上只提供他们的特色菜河粉。和 霸王牛肉粉餐馆 一样,西贡牛肉粉餐馆Phở Tàu Bay 的客人很多,所以他们经常会在一天很早就卖完肉汤。因此在2000 年代初有顾客发起为他们创建了一个网站,名为“Tau Bay Open吗?”它会让大众知道报告家族经营的汤店当天是否营业。

CÔ CHÍN SAIGON 是唐人街一家较新的越南餐馆,于 2021 年开业,店主们是较年轻的。他们因提供各种越南特色食品而广受欢迎,这些是食品在不同的日期而轮换。

这种做法吸引客人们 ,让人们每周多次光顾,或每周不同的一天,尝试新的食品!他们还制作传统食品,您可以在每年越南农历新年 (Tết) 庆祝活动期间订购外卖。

如果您在营业时间以外来到 霸王牛肉粉店,您可能会注意到前百叶窗上色彩鲜艳的艺术品。这件作品由 Studio 5341 的 Angela Poon 和 Quinton Wong 与爱城唐人街发展协会 (CTC) 合作创作,作为改善社区的努力的一部分。 CTC 对该项目的愿景是用相同的配色方案绘制唐人街的许多百叶窗或空白空间,使其看起来具有凝聚力,同时还允许每件作品都有有助于代表建筑物或企业的艺术品。

您在 霸王牛肉粉店百叶窗上看到的设计概念的灵感来自于唐人街奠定的坚实基础。潘解释说,它代表了“砖砌体”转变为瓷砖的理念。瓷砖模板被喷漆在百叶窗上,颜色各异。然后添加了与该商号合作选择的符号——在本例中,是莲花,越南的国花,一碗河粉,以及其他线条/曲线。

霸王牛肉粉店 是该项目中第一个改造的百叶窗,希望未来能应用于唐人街的更多企业上。

根据引用这张地图的时间,霸王牛肉粉店 可能不再存在于唐人街,因为我的父母希望退休。或者它可能会在新的老板管理下。

我对这种关闭感到挣扎,因为我在餐馆工作长大,我一直想知道我是否会亲自接管这家店。这并不是我不会做的事情——只是时间问题而已。他们现在想退休,而我现在不想接管这家餐馆——我的兄弟姐妹也不想。当我自己的家人想要在这里结束我们的故事时,这有点儿讽刺意味,我并没有忘记呼吁其他人在唐人街开始一些特别的生意的。

我希望无论是我的父母、其他人还是新的生意,这座建筑物及其业务能继续发挥作用,吸引各方的人们来访这个社区。

返回地图

King Noodle House - Phở Hoàng đã kinh doanh từ năm 1995, là một trong những nhà hàng Việt Nam mở cửa lâu đời nhất ở Edmonton. Họ tự hào toạ lạc tại Phố Người Hoa từ năm 2006.  

Tiệm này được biết đến với hai điều: món phở tuyệt ngon, được coi là một trong những tiệm phở ngon nhất thành phố, cùng với “Người đàn ông ria mép”, một trong những người chủ và cũng là một nhân vật khá cá tính. Khách quen ở đây sẽ biết rằng “Ông Ria Mép" này có hơi gắt gỏng, không thực sự muốn khách ngồi ở tiệm quá lâu, và có thể sẽ quay lưng đi ngay sau khi dọn phở ra bàn cho bạn trước khi bạn có cơ hội gọi thêm thứ gì khác.

Không như hầu hết các nhà hàng Việt Nam khác trong thành phố, tại Phở Hoàng bạn sẽ thực sự chỉ tìm thấy các món phở trên thực đơn. Dù thực đơn này không đại diện cho toàn bộ nền ẩm thực phong phú và ngon miệng của Việt Nam nhưng họ tập trung vào món phở (phát âm giống “fuh?” với dấu chấm hỏi hơn là “fo” như cách phát âm bị Tây hoá) bởi vì đó là đặc sản của họ. Hãy tập trung vào những gì bạn thực sự giỏi, đúng không?

Công thức nước dùng của Phở Hoàng đã được truyền qua ba thế hệ. Truyền thống bắt đầu từ ông bà của người chủ quán phở tên Tân Hoàng, ông bà từng sống ở Hà Nội, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, cũng là thành phố thủ đô và là quê hương của món phở. Kỹ năng này sau đó được truyền lại cho mẹ của Hoàng, người từng bán phở cho khách ăn sáng ở Quận 11 tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), và Hoàng giúp phục vụ bàn ở độ tuổi đầu 20 trước khi mở tiệm phở của riêng mình sau khi di cư đến Edmonton vào đầu những năm 1990.

Điều đáng chú ý là có rất nhiều tiệm phở ở Phố Người Hoa, bao gồm một tiệm mở cửa ngay trước khi Phở Hoàng khai trương—Tiệm Phở Tàu Bay nổi tiếng. Họ bắt đầu mở bán vào năm 1993 và tương tự như Phở Hoàng, họ chỉ bán mỗi phở, đặc sản của họ. Cũng như Phở Hoàng, Phở Tàu Bay thường đông khách đến mức thường bị hết nước dùng sớm trong ngày. Điều này thúc đẩy thực khách của tiệm tạo ra một trang web nổi tiếng vào đầu những năm 2000 có tên là Tàu Bay có mở cửa không? để thông báo về quán phở do gia đình mở bán này có mở cửa ngày hôm đó hay không.

CÔ CHÍN SAIGON là một nhà hàng Việt Nam mới hơn ở Phố Người Hoa – khai trương vào năm 2021 – với những người chủ trẻ tuổi hơn. Họ được biết đến với thực đơn thay đổi theo ngày với đa dạng các món đặc sản Việt Nam. Điều này tạo động lực cho thực khách ghé thăm nhiều lần trong tuần hoặc vào một ngày khác nhau mỗi tuần để thử được nhiều món ăn mới! Họ cũng làm những món ăn truyền thống mà bạn có thể đặt mua trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm của Việt Nam.

Nếu đến Phở Hoàng ngoài giờ mở cửa, bạn có thể thấy những tác phẩm nghệ thuật có màu sắc rực rỡ trên những cánh cửa chớp phía trước. Tác phẩm do Angela Poon và Quinton Wong của Studio 5341 tạo nên, hợp tác với Chinatown Transformation Collective (CTC), như một phần trong nỗ lực nâng tầm khu phố. Tầm nhìn của CTC cho dự án này là sơn vẽ lên những cửa chớp hoặc không gian trống ở Phố Người Hoa với cùng một tông màu để tạo nên tổng thể nhất quán, đồng thời để cho mỗi cánh cửa hay mảng trống này khoác lên những tác phẩm nghệ thuật đại diện cho tòa nhà hoặc cửa hiệu của chúng.

Ý tưởng của thiết kế mà bạn nhìn thấy trên cửa chớp của Phở Hoàng được lấy cảm hứng từ nền móng vững chắc ở Phố Người Hoa. Poon giải thích rằng nó thể hiện ý tưởng gạch thô biến hoá thành gạch hoa. Khuôn tô theo hình dáng viên gạch được dùng để phun sơn lên cửa chớp với nhiều màu sắc khác nhau. Sau đó, các biểu tượng do cửa tiệm và các nghệ sĩ cùng hợp tác lựa chọn được thêm vào–trong trường hợp này là hoa sen, quốc hoa của Việt Nam, hình tô phở cùng với những đường nét/đường cong trang trí khác.

Phở Hoàng có cửa chớp đầu tiên được tân trang trong khuôn khổ dự án này với hy vọng rằng nó sẽ được áp dụng cho nhiều cửa tiệm hơn tại Phố Người hoa trong thời gian sắp tới. 

Tùy thuộc vào thời điểm bản đồ này được tham chiếu, Phở Hoàng có thể không còn tồn tại ở Phố Người Hoa nữa vì ba mẹ tôi sắp nghỉ hưu, hoặc cũng có thể tiệm sẽ tiếp tục hoạt động với chủ sở hữu mới.

Tôi chật vật với việc đóng cửa tiệm vì tôi đã luôn tự hỏi mình có nên tiếp quản tiệm phở không khi đã dành thời gian làm việc ở đó suốt từ nhỏ đến lớn. Đó không phải là điều tôi sẽ không làm - chỉ quan trọng là thời điểm thích hợp. Bây giờ ba mẹ tôi muốn nghỉ hưu và tôi không muốn tiếp quản tiệm ngay bây giờ—anh chị em tôi cũng vậy. Tôi không khỏi cảm thấy trớ trêu khi kêu gọi người khác bắt đầu một điều gì đó đặc biệt ở Phố Người Hoa trong khi chính gia đình mình đang muốn kết thúc chặng đường của mình ở đây.

Tôi hy vọng cho dù đó là vì bố mẹ tôi, những người khác, hay những điều mới mẻ khác, tòa nhà này và hoạt động kinh doanh của nó vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò thu hút mọi người đến với khu phố này.

quay lại bản đồ