Ociciwan Contemporary Art Centre

|

奥西西万当代艺术中心

|

Trung tâm nghệ thuật đương đại Ociciwan

10124 96 St NW, Edmonton, AB

Ociciwan (“the current comes from there” in Plains Cree) Contemporary Art Centre supports the work of Indigenous contemporary artists and designers and engages in contemporary critical dialogue. The space is home to art pieces such as Kokum’s Starblanket Sky by Michelle Sound; Drum Circle by Evan Matchett-Wong; Ociciwan by Kenneth Lavallee; and kamâmak nihtâwikihcikan, a native pollinator garden as art installation, and space for community contemplation and knowledge co-production.

Read in English

Ociciwan(普莱恩斯克里语中的“电流来自那里”)当代艺术中心支持原住民当代艺术家和设计师的作品,并参与当代批判性对话。该空间是艺术作品的所在地,例如 Michelle Sound 的 Kokum 的《Starblanket Sky》; Evan Matchett-Wong 的《鼓圈》;肯尼思·拉瓦利 (Kenneth Lavallee) 的《奥西西万》(Ociciwan);以及 kamâmak nihtâwikihcikan,一个作为艺术装置的本地播粉媒介花园,以及社区沉思和共同建立知识的空间。

读中文

Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Ociciwan (ociciwan nghĩa là “Dòng chảy đến từ nơi ấy” trong tiếng Cree đồng bằng) hỗ trợ công việc sáng tác của những nghệ sĩ đương đại và nhà thiết kế Người Bản Địa, đồng thời tham gia vào cuộc đối thoại về những vấn đề chính trị xã hội đương thời. Nơi đây lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật như là Bầu trời đầy sao của Kokum (tên gốc: Kokum’s Starblanket Sky) của Michelle Sound; Mặt trống (tên gốc: Drum Circle) của Evan Matchett-Wong; Ociciwan của Kenneth Lavallee; và kamâmak nihtâwikihcikan (ND: tên của tác phẩm viết bằng tiếng Cree đồng bằng, tác phẩm được lấy cảm hứng từ tác phẩm của cố nghệ sĩ người Mi'kmaq Mike MacDonald mang tên “Vườn bướm và Thảo dược”, là một khu vườn với những loài cây bản địa ở khu vực châu Mỹ, và những loài cây này đóng vai trò thu hút và giữ chân những côn trùng thụ phấn như ong và bướm, cũng như là những vị thuốc truyền thống của Người Bản Địa), là một khu vườn thụ phấn bản địa được xem là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt (installation art) và là nơi để cộng đồng chiêm ngưỡng nghệ thuật và cùng tạo ra tri thức.

đọc tiếng việt

Kokum’s Starblanket Sky, Michelle Sound, 2023

kamâmak nihtâwikihcikan

Ociciwan, Kenneth Lavallee, 2021

Based in amiskwacîwâskahikan (Edmonton) Alberta, Ociciwan Contemporary Art Centre supports the work of Indigenous contemporary artists and designers and engages in contemporary critical dialogue. Ociciwan is an inanimate Plains Cree noun relating to current or river, which translates to: the current comes from there. The name references the North Saskatchewan River that has brought many people over time to the region. It conveys an energy of engagement with Indigenous contemporary culture, linking the present with the past and the future. Ociciwan operates as a collective of Indigenous artists and curators, presenting three to four projects annually in art exhibitions, research, public art, and awareness surrounding Indigenous contemporary art. They value artistic collaboration and fostering the awareness of Indigenous contemporary art practices. 

Founded in 2015, Ociciwan Contemporary Art Collective core members originally formed the collective with the awareness that Edmonton needed to provide more support for Indigenous contemporary artists, curators, designers, educators, and culture workers, as well as the dialogue, criticality, and vision associated with this practice. In the beginning, Ociciwan partnered with different local arts organizations, such as Latitude 53 Contemporary Visual Culture, dc3 Art Projects, the Art Gallery of Alberta, Maggie and John Mitchell Art Gallery, and the Francis Winspear Centre for Music, to support and promote innovative and experimental Indigenous contemporary art practices. This way of exhibiting projects allowed them to build and engage with a broader audience. However, it was always Ociciwan’s goal to open a center and operate in a permanent location within Edmonton to fulfill the mandate set forth at Ociciwan’s conception.

In Fall of 2020, Ocicwan opened Ociciwan Contemporary Art Centre, located at 10124-96 St in Edmonton, AB. The centre’s goal is to create a platform to present Indigenous contemporary art continuously within our city and serve as a model for supporting and developing Indigenous contemporary artist-centered cultural spaces. In addition to a main floor gallery, Ociciwan provides a new media gallery, a community space, meeting rooms, offices, and an ancillary kitchen to support the gallery and community events. Ociciwan Contemporary Art Centre is wheelchair accessible on all three levels and provides gender-neutral washrooms to the public. Ociciwan worked directly with the design architects to ensure priority was placed on family-centered spaces that were inclusive and accessible to all. All of their programming is free and accessible to the community.

kamâmak nihtâwikihcikan

Inspired by the work of the late Mi’kmaq artist Mike MacDonald’s Butterfly and Medicine Gardens, kamâmak nihtâwikihcikan is composed of plants indigenous to the Americas. These Indigenous plants attract and sustain pollinators, such as bees and butterflies, and can often be seen as traditional medicines used by Indigenous peoples. 

In collaboration with Finding Flowers Project, Ociciwan Contemporary Art Collective explores and expands on Mike MacDonald’s work: building a new garden in the downtown core of amiskwacîwâskahikan. Like Mike MacDonald’s gardens, this space is an invitation to co-exist, centering reflection, interaction, and care with medicine plants.

Finding Flowers Project is an interdisciplinary research project that integrates art, ecology and education. Inspired by the work of the late Mi’kmaq artist Mike MacDonald, Finding Flowers grows, revitalizes and cares for native pollinator gardens as art installations, and as spaces for community contemplation and knowledge co-production. Finding Flowers research team is housed in the Faculty of Environmental and Urban Change (EUC), at York University, and is led by Anishinaabe curator, artist, and EUC Assistant Professor Lisa Myers and Conservation Biologist and Assistant Professor Dr. Sheila Colla as Principal Investigators; as well as artist and educator Dana Prieto as Research Associate. Findingflowers.ca

Murals

Kokum’s Starblanket Sky, 2023

Michelle Sound

Michelle Sounds mural, Kokum’s Starblanket Sky emulates cosmos, constellations, and celestial bodies. The work is a reminder of the stories and teachings of the Star people shared amongst Cree peoples. Teachings that remind us of the interconnected relationships we share with our ancestors, kin, and communities. The bright colours of the stars promote a sense of joy and playfulness, a continuation and embodiment of our ancestors and reminder that we are also future ancestors.  

“While creating this mural in downtown Edmonton I was thinking of my kokum, Della Sound. She was from Kinuso but lived in Edmonton since the early 1960’s. Edmonton, especially the McCauley area, was always where I stayed with her during summer vacations and I have memories of her taking me out to the Army and Navy, flea markets, and second hand shops around downtown. My memories of Edmonton are tied to my kokum and part of the reason I feel such a connection with this place.”

Drum Circle, 2022

Evan Matchett-Wong

The mural, Drum Circle, depicts a hand drum with the four Sacred Medicines (Tobacco, Sweet Grass, Cedar, and Sage) and the Four Gentlemen (Chrysanthemum, Bamboo, Orchid, and Plum Blossom), serving as a reflection of the artist heritages, Chinese and Dene, as well as the overlapping communities represented by Chinatown(s) existing on Indigenous land. This mural acts as a gesture of being united in a harmonious relationship.

The orange and yellow gradient is supposed to reflect both the warmth of the sun, invoke a sense of Chinese shadow puppetry, as well as use a prominent colour associated with Truth and Reconciliation. The plants are depicted with purposefully strong colour-blocking to mirror northern art styles and motifs, as well as Chinese ink paintings by capturing movement and flow of the plants around the drum circle.

Ociciwan, 2021

Kenneth Lavallee

The mural Ociciwan, designed by Métis artist Kenneth Lavallee, draws inspiration from the organization's name. The translation “the current comes from here” is visualized by the artist to convey an energy of engagement with Indigenous contemporary culture, linking present with the past and the future. As a millennial Métis man, Lavallee made it his objective to advance ways of thinking about Métis art in the 21st century:

I didn’t grow up with traditional beadwork or weaving sashes, my creations resulted from Microsoft Paint and Windows 3.1. Nearly 3 decades later I am now fully intertwined with computers, and though the technology has advanced dramatically, they are still tools that I am using to translate my personal understanding and lived experience with traditions and history. My ancestors, due to racial and colonial attitudes towards the first peoples of the land, didn’t exactly have the opportunity or time to design and create towering, plasma-cut steel sculptures, 5 story tall graphic artworks and painting entire buildings with graphic art… but I do! And I have to take advantage of this era I’m in. 

The rippling effects form at heart level. Close up the image is pixelated but as you move back the image reflected the waves, rippling out from the centre.

Interacting with the wall up close it’s hard to see the bigger picture, but from a distance it becomes clear that you yourself can become the genesis of the currents, one of many ‘making waves’ if you will, that can have ripple effects for generations to come.

Written by Becca Taylor, April 2023

Back to the map

Drum Circle, Evan Matchett-Wong, 2022

奥西西万当代艺术中心位于艾伯塔省阿米斯克瓦西瓦斯卡希坎 gen(埃德蒙顿),支持原住民当代艺术家和设计师的作品,并参与当代批判性对话。 Ociciwan 是一个无生命的平原克里名词,与水流或河流有关,翻译过来就是:水流来自那里。这个名字参考了北萨斯喀彻温河,随着时间的推移,这条河吸引了许多人来到这个地区。它传达了与原住民当代文化接触的能量,将现在与过去和未来联系起来。 Ociciwan 作为原住民艺术家和策展人的合作社,每年在艺术展览、研究、公共艺术和原住民当代艺术意识领域推出三到四个项目。他们重视艺术合作并培养对原住民当代艺术实践的认识。

Ociciwan Contemporary Art Collective 成立于 2015 年,其核心成员最初成立该合作社时,意识到埃德蒙顿需要为原住民当代艺术家、策展人、设计师、教育工作者和文化工作者提供更多支持,以及相关的对话、批判性和愿景。通过这种做法。最初,Ociciwan 与当地不同的艺术组织合作,例如 Latitude 53 Contemporary Visual Culture、dc3 Art Projects、艾尔伯塔省美术馆、Maggie and John Mitchell 美术馆以及 Francis Winspear 音乐中心,以支持和促进创新和实验性原住民当代艺术实践。这种展示项目的方式使他们能够建立并吸引更广泛的观众。然而,奥西西万的目标始终是在埃德蒙顿设立一个中心并在一个永久地点运营,以履行奥西西万构想中认定的任务。

2020 年秋季,Ocicwan 开设了 Ociciwan 当代艺术中心,位于10124-96 街,埃德蒙顿市艾伯塔省。该中心的目标是创建一个平台,在我们的城市中持续展示原住民当代艺术,并成为支持和发展以原住民当代艺术家为中心的文化空间的典范。除了主层画廊外,Ociciwan 还提供新媒体画廊、社区空间、会议室、办公室和厨房,以支持画廊和社区活动。奥西西万当代艺术中心的所有三个楼层均设有轮椅通道,并为公众提供中性洗手间。 Ociciwan 直接与设计建筑师合作,确保优先考虑以家庭为中心的空间,这些空间具有包容性,可供所有人使用。他们的所有的节目都是免费的,并且可供社区人士参观。

卡玛马克·尼赫塔维基奇坎 (kamâmak nihtâwikihcikan)

受到已故 米克马克( Mi’kmaq) 艺术家迈克·麦克唐纳( Mike MacDonald) 的蝴蝶和药用花园作品的启发,kamâmak nihtâwikihcikan 由美洲本土植物组成。这些土著植物吸引并维持蜜蜂和蝴蝶等作为传播花粉的媒介,通常可以被视为原住民使用的传统药物。

奥西西万当代艺术中心(Ociciwan Contemporary Art Collective) 与“寻找花朵” 项目(Finding Flowers Project) 合作,探索并拓展了迈克·麦克唐纳 (Mike MacDonald) 的作品;在 埃德蒙顿市 (amiskwacîwâskahikan) 市中心建造一个新花园。就像迈克·麦克唐纳 (Mike MacDonald)的花园一样,这个空间是共存的邀请,以药用植物的反思、互动和护理为中心。

“寻找花朵”项目是一个集艺术、生态和教育于一体的跨学科研究项目。受已故 米克马克(Mi’kmaq) 艺术家 迈克·麦克唐纳 (Mike MacDonald) 作品的启发,“寻找花朵” (Finding Flowers)将本土传粉昆虫花园作为艺术装置、社区沉思和共同建立知识的空间进行种植、振兴和照料。 “寻找花朵”研究团队位于约克大学环境与城市变化学院 (EUC),由 安西那阿比(Anishinaabe) 策展人、艺术家、EUC 助理教授 丽莎.麦尔斯(Lisa Myers) 和保护生物学家兼助理教授 Sheila Colla 博士领导,担任首席研究员;以及艺术家和教育家 丹娜.毕阿图(Dana Prieto) 担任研究员。

” 寻找花朵“网址:    Findingflowers.ca

壁画

科库姆的星毯天空,2023

米歇尔桑德

米歇尔桑德壁画,祖母的《星毯天空》模仿了宇宙、星座和天体。该作品提醒人们在克里人之间分享的星际人的故事和教义。这些教义提醒我们与祖先、亲属和社区之间相互关联的关系。星星的明亮色彩促进了欢乐和嬉戏的感觉,是我们祖先的延续和体现,并提醒我们也是未来的祖先。

“在埃德蒙顿市中心创作这幅壁画时,我想到了我的 祖母,Della Sound。她来自 Kinuso,但自 20 世纪 60 年代初以来一直住在埃德蒙顿市。埃德蒙顿市,尤其是麦考利地区,是我暑假期间和她一起住的地方,我记得她带我去陆军和海军商店、跳蚤(廉价)市场和市中心的二手商店。我对埃德蒙顿市的记忆与我的 祖母 息息相关,这也是我与这个地方有如此密切联系的部分原因。”

鼓圈,2022

埃文·马切特-黄

壁画《鼓圈​​》描绘了手鼓上的四神药(烟草、甜草、雪松和鼠尾草)和四君子(菊花、竹子、兰花和梅花),反映了艺术家的传统、华人和德内人,以及以原住民土地上存在的唐人街为代表的重叠社区。这幅壁画体现了和谐关系中团结一致的姿态。

橙色和黄色的渐变应该反映阳光的温暖,唤起中国皮影的感觉,并使用与真相与和解相关的突出颜色。画家故意用强烈的色块来描绘这些植物,以反映北方艺术风格和主题,以及通过中国水墨画来捕捉鼓圈周围植物的动态和流动。

奥西西万,2021

肯尼思·拉瓦利

壁画 奥西西万 (Ociciwan)是由梅蒂斯艺术家 Kenneth Lavallee 设计的,灵感来自于这个组织的名称。艺术家将翻译“水流来自这里”形象化,以传达与原住民当代文化接触的能量,将现在与过去和未来联系起来。作为千禧一代的梅蒂斯人,拉瓦莱的目标是在 21 世纪推进梅蒂斯艺术的思考方式:

“我并不是在传统的珠饰或编织腰带的陪伴下长大的,我的创作源于 Microsoft Paint 和 Windows 3.1。近三十年后,我现在完全与计算机交织在一起,尽管技术已经取得了巨大的进步,但它们仍然是我用来将我个人的理解和生活经验与传统和历史结合起来的工具。由于对这片土地上的第一批移民的种族和殖民态度,我的祖先没有机会或时间来设计和创作高耸的等离子切割钢雕塑、5 层高的图形艺术品以及用图形艺术绘制整座建筑物… 但是我有机会!我必须利用我所处的这个时代。”

连锁反应在心脏层面形成。近距离观察时,图像是像素化的,但当您向后移动时,图像会反射波浪,从中心向外荡漾。

“近距离与墙壁互动,很难看到更大的图景,但从远处看,很明显,你自己可以成为水流的起源,如果你愿意的话,你自己也可以成为许多“制造波浪”的其中之一人,这可以对几代人产生连锁反应来。”

返回地图

Có trụ sở tại amiskwacîwâskahikan (tên trong tiếng Cree đồng bằng của thành phố Edmonton) Alberta, Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Ociciwan hỗ trợ công việc sáng tác của những nghệ sĩ đương đại và nhà thiết kế Người Bản Địa, đồng thời tham gia vào cuộc đối thoại về những vấn đề chính trị xã hội đương thời. Ociciwan là một danh từ chỉ đồ vật trong tiếng Cree đồng bằng mang ý nghĩa dòng chảy hoặc dòng sông, dịch ra nghĩa là: “Dòng chảy đến từ nơi ấy”. Cái tên ngụ ý chỉ dòng sông Bắc Saskatchewan đã đưa nhiều lớp người đến vùng này qua thời gian. Nó truyền tải một dòng năng lượng gắn kết với văn hóa đương đại Bản Địa, liên kết hiện tại với quá khứ và tương lai. Ociciwan là một tập thể hoạt động với các nghệ sĩ và giám tuyển Người Bản Địa, triển khai ba đến bốn dự án hàng năm trong đó gồm có các cuộc triển lãm nghệ thuật, nghiên cứu, dự án nghệ thuật công cộng và bồi đắp nhận thức về nghệ thuật đương đại Bản địa. Họ trân quý việc hợp tác trong nghệ thuật và nuôi dưỡng nhận thức về những hình thái nghệ thuật đương đại Bản Địa.

Được thành lập vào năm 2015, ban đầu các thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Ociciwan thành lập một tập thể với nhận thức rằng Edmonton cần hỗ trợ nhiều hơn cho các nghệ sĩ đương đại, giám tuyển, nhà thiết kế, nhà giáo dục và nhân viên văn hóa Người Bản Địa, cũng như đưa ra đối thoại, bình phẩm và tầm nhìn liên quan tới những hoạt động này. Ngay từ đầu, Ociciwan đã có quan hệ đối tác với nhiều tổ chức nghệ thuật địa phương khác nhau, chẳng hạn như Trung Tâm Văn hóa Thị giác Đương đại Latitude 53, Dự án Nghệ thuật dc3, Art Gallery tại Alberta, Phòng tranh Maggie và John Mitchell cũng như Trung tâm Âm nhạc Francis Winspear, để hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hành nghệ thuật đương đại Bản Địa mang tính chất thử nghiệm khám phá. Phương trức của các dự án triển lãm này cho phép họ xây dựng và thu hút nhiều khán thính giả hơn. Tuy nhiên, mục tiêu của Ociciwan luôn là mở một trung tâm và hoạt động ở một địa điểm cố định tại Edmonton để hoàn thành nhiệm vụ được đề ra phù hợp với ý niệm ban đầu của Ociciwan.

Vào mùa thu năm 2020, các thành viên Ocicwan đã khánh thành Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Ociciwan, tọa lạc tại số 10124 đường 96 ở Edmonton, AB. Mục tiêu của trung tâm là tạo ra một nền tảng để liên tục mang đến những tác phẩm nghệ thuật đương đại Bản Địa trong thành phố của chúng ta và đóng vai trò là hình mẫu cho việc hỗ trợ và phát triển các không gian văn hóa đương đại Bản Địa lấy nghệ sĩ làm trung tâm. Ngoài phòng triển lãm ở tầng chính, Ociciwan còn có phòng trưng bày dành cho các loại hình nghệ thuật mới, không gian dành cho cộng đồng, phòng họp, văn phòng và nhà bếp phụ để hỗ trợ các sự kiện triển lãm trưng bày và các sự kiện cộng đồng. Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Ociciwan có lối đi dành cho xe lăn ở cả ba tầng và có cả nhà vệ sinh không phân biệt giới tính cho công chúng. Ociciwan đã làm việc trực tiếp với các kiến trúc sư thiết kế để đảm bảo ưu tiên dành cho những không gian chủ yếu dành cho gia đình mang tính hòa nhập và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người. Tất cả các chương trình của họ đều miễn phí và dễ cho cộng đồng tiếp cận.

kamâmak nihtâwikihcikan

Lấy cảm hứng từ tác phẩm “Vườn bướm và Thảo dược” của cố nghệ sĩ người Mi'kmaq Mike MacDonald, kamâmak nihtâwikihcikan bao gồm các loài thực vật bản địa của Châu Mỹ. Những loài thực vật bản địa này thu hút và duy trì các loài thụ phấn, như ong và bướm, và thường được xem là những vị thuốc truyền thống mà người Bản Địa sử dụng.

Phối hợp với “Dự án Tìm hoa” (Finding Flowers Project), Nhóm Nghệ thuật Đương đại Ociciwan khám phá và mở rộng tác phẩm của Mike MacDonald; xây dựng một khu vườn mới ở trung tâm thành phố Amiskwacîwâskahikan (tên trong tiếng Cree đồng bằng của thành phố Edmonton). Giống như khu vườn của Mike MacDonald, không gian này là lời mời cùng chung sống; tập trung vào việc suy ngẫm đối chiếu, tương tác và chăm sóc đối với cây thuốc.

Dự án Tìm hoa (Finding Flowers Project) là một dự án nghiên cứu liên ngành tích hợp nghệ thuật, sinh thái và giáo dục. Lấy cảm hứng từ tác phẩm của cố nghệ sĩ người Mi'kmaq Mike MacDonald, “Dự án Tìm hoa” trồng, tái sinh, và chăm sóc những khu vườn thụ phấn bản địa như những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt cũng như không gian để cộng đồng chiêm ngưỡng và cùng tạo ra tri thức. Nhóm nghiên cứu “Dự án Tìm hoa” làm việc tại Khoa Thay đổi Môi trường và Đô thị (EUC), tại Đại học York, và được dẫn dắt bởi giám tuyển kiêm nghệ sĩ Anishinaabe, Phó Giáo sư EUC Lisa Myers, và Nhà sinh học Bảo tồn kiêm Phó Giáo sư Tiến sĩ Sheila Colla với tư cách là Điều tra viên chính; cũng như nghệ sĩ và nhà giáo dục Dana Prieto với tư cách là Cộng tác viên Nghiên cứu. Findingflowers.ca

Bích Hoạ

Bầu trời đầy sao của Kokum, 2023

Michelle Sound

Bích họa của Michelle Sound, "Bầu trời đầy sao của Kokum", tái hiện vũ trụ, các chòm sao và các thiên thể. Tác phẩm là lời nhắc nhở về những câu chuyện và giáo lý của người Sao được chia sẻ trong cộng đồng người Cree. Những giáo lý này nhắc nhở chúng ta về những mối quan hệ liên kết mà chúng ta chia sẻ với tổ tiên, gia đình và cộng đồng của mình. Màu sắc tươi sáng của các ngôi sao mang lại cảm giác vui tươi và tinh nghịch, là sự tiếp nối và hiện thân của tổ tiên chúng ta và nhắc nhở rằng chúng ta cũng là những tổ tiên tương lai.

“Khi tạo ra bức bích họa này ở trung tâm thành phố Edmonton, tôi đã nghĩ về kokum của tôi, Della Sound. Bà đến từ Kinuso nhưng đã sống ở Edmonton từ những năm đầu của thập niên 60. Edmonton, đặc biệt là khu vực MaCauley, luôn là nơi tôi ở lại với bà trong các kỳ nghỉ hè và tôi có những hồi ức về việc bà đưa tôi đến Army and Navy, đến các chợ trời và những cửa hàng đồ cũ quanh trung tâm thành phố. Những hồi ức của tôi về Edmonton gắn liền với kokum của tôi và là một phần lý do tôi cảm thấy gắn bó với nơi này.

Mặt Trống, 2022

Evan Matchett-Wong

Bức bích họa, "Mặt Trống", mô tả một chiếc trống tay với bốn vị thuốc thiêng (Thuốc Lá, Cỏ Ngọt, Tuyết Tùng và Xô Thơm) và Tứ Quý (Mai, Lan, Cúc, Trúc), phản ánh di sản của nghệ sĩ, người Hoa và người Dene, cũng như các cộng đồng chồng lấp với nhau được đại diện bởi các khu Phố Người Hoa tồn tại trên đất của người Bản Địa. Bức bích hoạ này như một nghĩa cử của sự đoàn kết trong một mối quan hệ hài hòa. 

Sắc độ màu cam và vàng nhằm thể hiện sự ấm áp của mặt trời, gợi lên liên tưởng về múa rối bóng Trung Quốc, cũng như sử dụng màu sắc nổi bật liên quan đến đến Sự Thật và Hòa hợp (Truth and Reconciliation). Các loại cây được vẽ bằng những khối màu đậm nét có chủ đích theo những phong cách và mô-tip nghệ thuật Bắc Mỹ, cũng như tranh thủy mặc Trung Quốc bằng cách nắm bắt được chuyển động và sự dập dờn của các loại cây xung quanh mặt trống.

Ociciwan, 2021

Kenneth Lavallee

Bức bích họa "Ociciwan", do nghệ sĩ Métis Kenneth Lavallee thiết kế, lấy cảm hứng từ tên của Trung tâm. Dịch nghĩa "dòng chảy đến từ nơi đây" được nghệ sĩ hình dung để truyền tải năng lượng gắn kết với văn hóa đương đại của người Bản Địa, liên kết hiện tại với quá khứ và tương lai. Là một người Métis thuộc thế hệ millenial, Lavallee đặt mục tiêu phát triển cách nhìn nhận về nghệ thuật Métis trong thế kỷ 21: 

“Tôi đã không lớn lên cùng với nghề thêu hạt cườm hay nghề dệt dây lưng truyền thống, các sáng tạo của tôi xuất phát từ Microsoft Paint và Windows 3.1. Gần 3 thập kỷ sau, tôi hiện nay hoàn toàn gắn liền với máy tính, và mặc dù công nghệ đã tiến bộ đáng kể, công nghệ vẫn chỉ là công cụ tôi sử dụng để chuyển tải sự hiểu biết và kinh nghiệm sống của mình về truyền thống và lịch sử. Do thái độ thực dân và phân biệt chủng tộc đối với những dân tộc đầu tiên của vùng đất này, tổ tiên của tôi đã không thực sự có cơ hội hay thời gian để thiết kế và tạo ra các tác phẩm điêu khắc cao lộng bằng thép bằng phương pháp cắt plasma, hay những tác phẩm đồ họa cao 5 tầng và vẽ lên toàn bộ các tòa nhà bằng nghệ thuật đồ họa… nhưng tôi thì có! Và tôi phải tận dụng thời đại mà tôi đang sống.”

Phản ứng dây chuyền được tạo ra từ trái tim. Khi nhìn gần, hình ảnh bị vỡ độ phân giải nhưng khi bạn lùi lại, hình ảnh phản ánh những con sóng, lan tỏa ra bên ngoài từ trung tâm.

Tương tác với bức tường ở cự ly gần khó có thể thấy được toàn cảnh bức hoạ, nhưng từ xa nó trở nên rõ ràng rằng chính bạn có thể trở thành khởi nguồn của những dòng chảy, một trong nhiều “người tạo ra tiếng vang" có thể tạo ra phản ứng dây chuyền cho các thế hệ tương lai, nếu bạn muốn.”

quay lại bản đồ